Diệt chuột giá rẻ, ca dao tục ngữ rất nhiều về loài chuột năm 2015

Con mèo hay kêu là con mèo bắt chuột tồi. (Tây Ban Nha).

Khi chuột và mèo đã hòa hoãn với nhau thì thức ăn của chúng sẽ phải chịu nhiều đau khổ. (Ả Rập).

Cơn giận dữ của con mèo còn tốt hơn sự trung thực của con chuột. (Ả Rập).

Trong ngôi nhà trống thì ngay cả con chuột cũng không thèm ở. (Đức)

Chuột gặm chân mèo. (Việt Nam)

Cái chết của con chuột là cái cười của con mèo. (Ethiopia)

Mèo đeo găng tay thì không bắt được chuột. (Anh)

Khi những con mèo đi khỏi thì những con chuột làm chủ. (Tanzania)

Đối với chuột thì không có con thú nào mạnh hơn con mèo. (Nga)

Đối với chuột nhắt thì không có thú dữ nào khỏe hơn mèo. (Armenia)

Cháy nhà ra mặt chuột. (Việt Nam)

Con mèo sẽ không bao giờ từ chối việc bắt chuột. (Đức)

“Sát nhất miêu, cứu vạn thử” – Diệt một con mèo có thể cứu được mười nghìn con chuột. (Trung Quốc)

Nếu có thể giàu lên vì ăn cắp thì con chuột nhắt đã trở thành giàu có nhất rồi. (Armenia)

Mèo lười không bắt được chuột. (Syria)

Trong thời chiến thì con chuột cũng trở thành con hổ. (Bangladesh)

Ném chuột còn ghè củi bát. (Việt Nam)

Con chuột nhắt còn sống tốt hơn con sư tử đã chết. (Turkmenistan)

Ngay cả con chuột nhắt cũng là mạnh nếu nó ở trong hang của nó. (Geogria)

Người chồng giống như con chuột nhắt – cóp nhặt, người vợ giống như con vịt – phá phách. (Kazakhstan)

Con chuột lơ đãng là miếng mồi dành cho con mèo. (Ả Rập)

Con chuột nhắt đói sẵn sàng ăn thịt cả con mèo. (Trung Quốc)

Chuột sa chĩnh gạo. (Việt Nam)

Người nghèo nói con mèo ăn thịt – không ai tin, người giàu nói con chuột nhắt ăn sắt – tất cả đều tin. (Guyana)

Chuột nhắt không cắn mèo. (Thái Lan)

Ngay cả những con chuột cũng không đến chơi nhà người nghèo. (Nepal)

Trong giấc mơ của mèo chỉ có những con chuột. (Ả Rập)

Trong con mắt sợ hãi thì con chuột nhắt to bằng quả núi. (Guyana)

Trong kho tàng ngôn từ chữ nghĩa của thế giới, chuột cũng đã góp mặt trong nhiều câu tục ngữ – thành ngữ của nhiều quốc gia, ngẫm thấy đều mang tính chất châm biến ý nhị, triết lý sâu xa và cũng không kém phần hóm hỉnh hài hước.

Nhân những ngày Xuân Mậu Tý, chúng ta hãy thử nghiền ngẫm một số câu tục ngữ – thành ngữ của các nước bạn gần xa cũng như của nước nhà, để có thể tìm thấy những nét tương đồng qua tư duy quan niệm, những ngôn từ đồng cảm qua trải nghiệm đúc kết, giữa các cộng đồng sống cách nhau những lằn ranh biên giới và rào cản bất đồng ngôn ngữ.

Có mấy ai chịu ngồi ngẫm nghĩ cái công của chuột đóng góp vào kho tàng ngôn ngữ, cái công làm phong phú cho ca dao – tục ngữ – thành ngữ Việt Nam? Chuột trong ca dao – tục ngữ nước ta có rất nhiều, nhiều câu phổ biến rộng được dân mình dùng nghe đến nhàm tai. 

... Dĩ nhiên là còn rất nhiều câu khác mà ta chưa hề được nghe biết đến. Điều tra nhận thấy rõ trong số thành ngữ – tục ngữ vừa đọc qua, là mối liên hệ “gắn bó mật thiết” của chuột và mèo, người ta cho rằng đó là “mối thù truyền kiếp”. Đa số khi nói đến chuột là người ta nhắc đến mèo, và ngược lại. Và đây, còn một số câu tục ngữ – thành ngữ quen thuộc của Việt Nam:

Chuột cắn dây cột mèo.

Mèo già lại thua gan chuột nhắt.

Đầu voi đuôi chuột. Chuột chù nếm giấm.

Chuột chạy cùng sào.

Chuột đội vỏ trứng.

Chuột sa hũ nếp.

Hôi như chuột chù.

Len lén như chuột ngày.

Lù rù như chuột chù phải khói.

Mặt dơi, tai chuột.

Mặt như chuột kẹp.

Ném chuột sợ vỡ lọ. Ướt như chuột lột...