Dân số loài chuột trên trái đất hiện nhiều gần gấp đôi so với người

Trí thông minh của chuột

Trí thông minh của chuột được thể hiện trước hết trong việc tìm thức ăn. Người ta kể rằng chúng khéo léo ăn cắp trứng như thế nào. Một con quắp lấy trứng bằng chân trước còn con khác nắm lấy đuôi để kéo vào hang. Kỹ thuật tương tự cũng được sử dụng trong việc lấy cắp váng sữa chua: con chuột thả đuôi vào bình sữa chua, sau đó cho các con khác liếm. Song song đó, chúng vẫn tỏ ra rất thận trọng: không bao giờ tất cả cùng ăn nếu thấy có sự đáng nghi ngại. Cần diet chuot tan goc

Con háu ăn và tò mò nhất thường là kẻ nếm thử. Nếu vì thức ăn mới mà con này không được khỏe, các con còn lại sẽ rút được kinh nghiệm thích hợp. Các con mẹ không cho bọn con tới mồi nguy hiểm. Chúng bị đẩy ra, bị tiếng rít của mẹ bắt nằm ẹp xuống. Sau đó tín hiệu nguy hiểm được truyền tới các con khác. Điều đó giải thích tại sao việc diệt chuột bằng bả tỏ ra ít hữu hiệu. Hơn nữa, con ăn phải bả nhất định sẽ tìm ra nước và bắt đầu uống rất nhiều, nhờ vậy nó tự giải độc cho cơ thể.

>> Chuột là loài vật thí nghiệm lý tưởng, diệt chuột trong phòng thí nghiệm

>> Món ăn lạ lẫm hiếm gặp Chuột “bao tử” tại TT-Huế

>> Chia sẻ kỹ thuật đặt thuốc bả chuột hiệu quả tại TP. Hồ Chí Minh

Vũ khí của loài chuột

Mười năm trước đây, tại Nga, để đối phó với chuột, người ta đã phải xử lý 2.7 tỉ m2 diện tích sử dụng. Song số tiền cho công việc này ngày càng giảm sút và vào năm 2001 chỉ còn đủ để xứ lý gần 1 tỉ m2. Phần thắng trong cuộc chiến không chấm dứt này đang nghiêng về loài gặm nhấm. Theo số liệu thống kê, ở Mạc Tư Khoa, trong mỗi khoang cầu thang ở chung cư có không dưới 70 con chuột sinh sống.

Có vẻ như chúng ta sẽ quay về thời trung cổ, khi chuột là một tai họa khủng khiếp, cũng giống như dịch hạch do chính chuột lan truyền. Ví dụ vào năm 1347, chuột đã chiếm đóng toàn châu Âu. Điều đó xảy ra sau vụ động đất ở vùng biển Caspien khiến loài chuột chạy sang hướng tây để tránh sự thay đổi đột ngột của khí hậu. Ngay cả dòng sông Volga cũng không ngăn chặn được sự di chuyển của chúng. Những đàn chuột tàn phá hết các cánh đồng chúng gặp trên đường đi.

Dân số loài chuột

Dân số loại chuột trên trái đất hiện nhiều gần gấp đôi so với người. Độ cứng của răng chuột vượt độ cứng của thép nên chúng có thể gặm được cả thép lẫn bê tông. Chúng có thể nhảy tới độ cao 2m, dễ dàng bơi được vài kilomet (kỷ lục đã được ghi nhận là 29km), lặn giỏi và thậm chí còn đi được trên dây. Những đặc tính này đã được hoàn thiện trong suốt 50 triệu năm: theo tuổi sinh học, chuột “cao niên” gấp 25 lần so với con người.

Người ta cố tiêu diệt chuột bằng nhiều biện pháp. Cuối cùng chuột trở thành nạn nhân của chính nạn dịch hạch nhưng hàng triệu người đã bị tử vong cùng với chúng. Cho đến nay sự càn quét khủng khiếp của loài chuột chưa lặp lại, nhưng chưa bao giờ người ta dám nói đến thắng lợi hoàn toàn của con người trước chuột vì chuột có khả năng sinh tồn và sinh sản rất cao.

Chuột hoàn thành tốt các bài tập thực nghiệm

Những thí nghiệm của nhà động vật học người Nga L. V. Krushinski cho thấy trong 82% trường hợp thí nghiệm, chuột hoàn thành tốt các bài tập thực nghiệm. Trong lĩnh vực này chúng vượt nhiều so với mèo chỉ đạt thành tích trong 52% trường hợp, gần với chó (85%), cá heo, voi và người vượn.

Thêm vào đó chúng có khứu giác rất tinh tế. Một số nhà khoa học ở California đã cho thấy rằng trong số các động vật đang ngủ được chiếu chùm tia Rơnghen, chỉ có chuột tỉnh dậy. Những thí nghiệm cho thấy rằng chúng cảm nhận được các tia bằng bộ phận não có nhiệm vụ điều khiển các cơ quan khứu giác. Nghĩa là đối với chuột bức xạ Rơnghen cũng có mùi.

Theo bác sĩ Nikolai Philatov (Nga), chuột có khả năng chịu được mức độ phóng xạ cao. Trong thí nghiệm, một con chuột được chiếu tia phóng xạ với cường độ 300R/giờ, sau đó nó đã bình tĩnh trở lại và đi được. Nếu bị chiếu như thế, con người sẽ chết do bỏng.

Có thời chuột chỉ sống ở miền Đông Trung Quốc

Có thời chuột chỉ sống ở miền Đông Trung Quốc. Với sự phát triển của phương tiện trên biển, chúng đã có mặt trên khắp thế giới. Hiện tại chỉ có Nam cực và một số đảo ở Bắc cực là không có chuột sống. Không phải vì ở đó quá lạnh. Loài chuột xám có thể sinh sản ở nhiệt độ - 20 đ.ộ C. Đơn giản vì ở những vùng hoang mạc tuyết không có người sống, bởi vậy ở đó không có thức ăn.

Theo tính toán của các nhà khoa học, loài chuột hiện có khoảng hơn 10 tỉ con. Có nghĩa là trung bình mỗi người dân trên hành tinh chúng ta phải chịu đựng 2 con chuột. Ví dụ Roma (Ý) có gần 15 triệu con chuột sinh sống, ở New York (Mỹ) có hơn 12 triệu con. Kỷ lục thuộc về thủ đô Mexico với vài chục triệu con.Chuột đặc biệt thích sống ở thủ đô.Chúng dễ dàng thu xếp cuộc sống tại các thành phố lớn, nhờ quá trình sinh hoạt hàng ngày của con người và tồn tại song song với họ mà không xuất hiện thừa trước mắt họ. Nhưng vũ khí chủ yếu nhất của loài chuột là trí khôn ở mức cao.