Chuột nhắt, chuột nhắt sinh sản, diệt chuột nhắt giá rẻ năm 2015

Đặc tính chung chuột nhắt 

Giống như tất cả các loài gây hại, việc hiểu các đặc tính sinh học và thói quen của loài chuột là rất quan trọng để có được một chương trình kiểm soát có hiệu quả. Khả năng sinh sản của loài chuột rất là kinh hoàng (mặc dù chúng thường được nói qúa lên). Khi các điều kiện sinh sống của chúng tốt (nhiều thức ăn, nước uống, nơi ẩn náu) chuột có thể sinh sôi rất nhanh. Tuy nhiên, khi các điều kiện sống khó khăn thì toàn bộ số lượng chuột cũng như việc sinh sản của chúng sẽ giảm đi một cách rõ rệt. Những thông tin sau đây sẽ cung cấp thông tin về khả năng sinh sản của chuột dưới các điều kiện bình thường.

Con cái sinh sản khoảng 4 tới 7 con mỗi lứa và giai đoạn mang thai là 19 ngày. Con con khi sinh ra chưa mở mắt và không có lông. Khoảng 7 tới 10 ngày lông sẽ mọc, mắt mũi cũng sẽ mở ra. Khoảng thời gian từ 3 tới 4 tuần, con con sẽ bò đi khoảng ngắn phía ngoài tổ, ăn loại thức ăn cứng và tìm hiểu xung quanh. Con cái chỉ đẻ khoảng 8 lứa trong suốt quãng đời, Mặc dù nếu các điều kiện thuận lợi, chúng có khả năng cứ 24 đến 28 ngày chúng sẽ đẻ một lứa. Khoảng 5 đến 8 tuần thì cơ quan sinh dục của con con sẽ hoàn thành. Cuộc đời thông thường của một con chuột hoang khoảng 1 năm hoặc chưa tới

Chuột sinh sản phụ thuộc môi trường

Ở một mức độ nào đó thì cách sinh sống của chuột nhà phụ thuộc vào từng tình huống và môi trường cụ thể. Khó mà có thể diễn tả được lối sống mức độ bình thường của chuột nhà, chuột cống hay bất cứ động vật nào khác. Bởi vậy các chuyên gia khiểm soát côn trùng phải luôn nhớ rằng không phải lúc nào chuột cũng có cách sống giống nhau. Chương trình kiểm soát phải luân chuyển và đáp ứng từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, vì những mục tiêu cụ thể, một số đặc tính chung về cách sinh sống của loài chuột sống cùng và xung quanh con người có thể được tạo ra.

Trong các thành phố, chuột nhà có thể sống suốt cuộc đời bên trong các tòa nhà. Ở ngoại ô, chuột nhà có thể sống bên trong nhà nhưng chúng chủ yếu sống ở các khu vực bên ngoài như bãi cỏ, bụi rậm hay gần phần chân móng nhà, trong các nhà kho, gara, hay trong các tầng hầm của tòa nhà. Bên ngoài, chuột nhà ăn các loại hạt cỏ, côn trùng, hay bất cứ loại thức ăn gì mà chúng kiếm được. Vào mùa thu khi nguồn thức ăn trở nên khan hiếm (đặc biệt là khi khí hậu lạnh), một số con sẽ di chuyển vào bên trong các tòa nhà có người ở.

Chuột nhắt làm tổ gần nguồn thức ăn

Khi bên trong nhà chuột nhắt làm tổ gần nguồn thức ăn, và một khi chúng đã lập tổ thì chúng sẽ sống gần gũi với các tòa nhà, di chuyển một khoảng ngắn giữa nguồn thức ăn và tổ. Một tổ tốt rất là quan trọng cho việc sinh sản thành công và việc tồn tại của chuột nhắt. Tổ này cung cấp độ ấm, an toàn cho cả con con và con mẹ.  Bên trong nhà, tổ thường được làm ở giữa các bức tường, tủ, trần nhà và khoảng trống bên trong các ngăn kéo và trong các trang thiết bị lớn (như chân tủ lạnh hoặc lò nấu), trong các hộp lưu giữ, tủ, bàn hoặc trong các dụng cụ nhồi bông. Bên ngoài, chuột nhắt làm tổ trong các đống rác thải, các hang dưới đất. Tổ có thể được làm bằng giấy, bông hay bất cứ chất liệu mềm khác được cắn nhỏ ra tạo thành một cái nệm mềm. Khi không sẵn có một vị trí tốt để làm tổ, chuột nhanh chóng thích nghi. Ví dụ: chúng đã được tìm thấy làm tổ trong các đống thịt bên trong kho lạnh  có nhiệt dưới 0 độ.

Chuột nhắt khám phá các vị trí trong lãnh thổ của chúng hàng ngày và trở nên rất quen thộc với đường đi tới các nguồn thức thức ăn, nước uống, cửa hàng và những vị trí ẩn náu khi gặp kẻ thù. Khi có những sự thay đổi, chúng sẽ phản ứng lại bằng cách điều tra từ sự thay đổi đó.

Khi tiến hành công việc, các chuyên gia nên nhớ rằng, lãnh thổ của chuột có thể có 3 hướng như sau.

Ở những nơi nhiễm nhiều chuột, chuột đi kiếm thức ăn vào ban đêm và mạnh nhất vào lúc trạng vạng tối và trước khi trời sáng. Với những tòa nhà mà thắp sáng liên tục, chuột thường hoạt động vào những lúc yên tĩnh nhất. Hầu hết những trường hợp ở thành phố chuột xuất hiện ban ngày thường chỉ ra rằng khu vực này nhiễm rất nhiều chuột, mặc dù vẫn có những ngoại lệ.
Con trưởng thành ăn khoảng 3 đến 4 gam thức ăn mỗi ngày.

Chuột sẽ ăn hầu hết mọi thứ, nhưng chúng thích các loại ngũ cốc hay các hạt hơn. Thịt, đậu phộng, bơ đậu phộng và nhiều loại chất lỏng ngọt khác và kẹo cũng được chúng lấy đi. Chuột nhắt thậm chí còn ăn thịt lẫn nhau. Đặc biệt là khi nguồn thức ăn khan hiếm hay những khi khó khăn. Điều này các chuyên gia thường thấy khi họ đi kiểm tra các bẫy bắt sống chuột mà có vài con đồng thời bị mắc chung một bẫy, một con (con khỏe nhất) thường giết và ăn thịt những con kia. Trong các tòa nhà mà nhiễm nhiều gián Đức, chuột nhắt sẽ bắt và ăn thịt gián (vì gián có thể cung cấp một lượng protein và độ ẩm phong phú).

Chuột nhắt cần một lượng thức ăn và nước uống rất nhỏ để tồn tại. Khi chúng gặp nguồn nước nhiều, chúng sẽ uống một cách nhiệt tình khoảng 3 đến 9 mm mỗi ngày. Chuột nhắt có thể sống mà không cần có nguồn nước bởi vì chúng có thể lấy đủ nguồn nước cần thiết từ nguồn thức ăn của chúng. Hơn nữa, chuột nhắt có chức năng cơ thể đặc biệt giúp chúng có khả năng giữ nước và/hoặc sản sinh ra nước khi nguồn nước hiếm hoặc khi hạn hán.

Loài chuột nhắt: Mus musculus (linnaeus)

Chúng được đưa tới phương tây qua các con tàu buôn đầu tiên và những người nhập cư. Bởi vì chúng có kích thước nhỏ nên chúng rất dễ ẩn náu, và thực tế là chúng cần một lượng thức ăn và không gian rất nhỏ nên chúng có khả năng sống sót gần như là ở mọi môi trường. Trừ con người ra thì chuột là loại động vật có vú đông và phổ biến nhất trên trái đất. Chuột nhắt là loại gặm nhấm gây hại số một của chúng ta.

Chuột nhắt có một cơ thể nhỏ bé, mảnh. Con trưởng thành có trọng lượng từ 20 tới 30 gam. Tai rộng, đuôi có hoặc không có lông và dài bằng cả phần đầu và phần thân công lại. Lông thường  có màu xám đen ở lưng và màu xám trắng ở bụng, nhưng có thể có rất nhiều màu khác nhau. Bạch tạng, đen, giữa đen và trắng đã được thấy ở trong phòng thì nghiệm. Chúng ta có thể phân biệt chuột nhắt với chuột cống con bằng kích thước phần đầu và chân sau.

Thỉnh thoảng loài chuột nhỏ và thậm chí loài chuột hiếm hơn như chuột đồng, chuột túi cũng xâm nhập vào các tòa nhà của chúng ta nằm gần các cách đồng hay bìa rừng, và chúng có thể bị nhầm lẫn với chuột nhà. Có thể phân biệt giữa chuột đồng và chuột nhà một cách dễ dàng bằng những đặc tính riêng biệt của chúng