120 triệu đồng cho 3 con voọc giá quá cao cho con voọc

UBND tỉnh Quảng Trị duyệt chi 120 triệu đồng để bắt 3 con voọc thường ra cắn người ở đường Hồ Chí Minh nhánh Tây.

Ngày 23.3.2021, ông Hà Sỹ Đồng, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Trị, giao UBND huyện Hướng Hóa chủ trì, phối hợp các chuyên gia quốc tế và tổ chức liên quan bắt giữ, di dời 3 con voọc ở xã Hướng Lập đến nơi ở mới.

Khoản kinh phí 120 triệu đồng dùng để làm chuồng bẫy, thức ăn nhử voọc, pin bẫy ảnh, chi phí ăn nghỉ, đi lại của 3 chuyên gia và 9 người hỗ trợ. Các chuyên gia quốc tế thực hiện việc bắt đàn voọc này cam kết không lấy tiền công, không lấy tiền thuốc gây mê.

Phó chủ tịch Hà Sỹ Đồng yêu cầu việc bắt giữ voọc đảm bảo an toàn với con người và động vật. Xã Hướng Lập đảm bảo an ninh, tạo thuận lợi cho chuyên gia làm việc, vận động nhân dân đồng thuận. Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa bố trí khu vực thả đàn voọc này, theo dõi định kỳ.

120 triệu đồng bắt đàn voọc cắn người

Theo phương án được phê duyệt, các chuyên gia sử dụng súng phi tiêu để gây mê. Cách này có thể kiểm soát trực tiếp voọc, nhưng mất thời gian vì động vật không xuất hiện thường xuyên và không ở cùng một vị trí. Phương án kết hợp là bẫy bắt bằng mồi nhử.

Việc này do các chuyên gia của tổ chức Tam hầu - Bảo tồn động vật hoang dã (TMWC), Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã nước Việt (FPV) thực hiện. Đàn voọc sẽ được di dời đến vùng rừng tự nhiên đá vôi, địa hình núi thấp, xa khu dân cư, rộng khoảng 500 ha, nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa. Khu vực này có sinh cảnh tương tự với nơi đàn voọc đang sống, tránh xung đột với các đàn linh trưởng khác nếu có.

Từ tháng 7/2020 đến nay, đàn voọc 3 con ở xã Hướng Lập thường ra đường Hồ Chí Minh nhánh Tây rượt đuổi, tấn công 18 người bị thương ở chân. Tỉnh Quảng Trị tổ chức nhiều cuộc họp bàn, đưa ra nhiều phương án, nhưng chưa thể giải quyết dứt điểm.

Voọc Hà Tĩnh, hay còn gọi voọc đen Hà Tĩnh, voọc gáy trắng (tên khoa học Trachypithecus hatinhensis) được tìm thấy trong các khu rừng núi đá vôi thuộc tỉnh Quảng Bình. Chúng sống theo đàn từ 2 đến 15 con, có đàn 30 con, thuộc nhóm IB động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, nằm trong sách đỏ #ViệtNam