- Posted by: admin
- Thu, 29/05/2014, 14:31 (GMT+7)
- 0 Bình luận
Lợi ích gia tăng mà giá cả lại hạ của những chú chuột đột biến
Chuột công nghệ sinh học
Lợi ích ngày càng gia tăng mà giá cả lại hạ của những chú chuột đột biến do tiêm gene gây bệnh vào phôi đang giúp các nhà nghiên cứu trong tìm kiếm phương pháp chữa bệnh. Lần đầu tiên công nghệ sinh học được áp dụng vào chuột là năm 1980. Nhưng phải đến gần đây sự sáng tạo đó mới thực sự phát triển trong giới khoa học.
Chuột công nghệ sinh học thay đổi đáng kể sau công bố sơ đồ gene người năm 2000. Nguyên nhân là do gene của người và chuột khá giống nhau, đều chỉ có vài trăm gene các loại trong số khoảng 25.000 gene. Chuột đã trở thành công cụ nghiên cứu sống đầy đắc lực của khoa học.
Những năm gần đây nghiên cứu chuột đột biến gene phát triển tột bậc, các Cty thu lợi lớn nhờ tài trợ kinh phí và không gian nghiên cứu sau đó bán phát minh cho những nhà khoa học khác. Mỗi năm ước tính có đến 7 triệu chú chuột được vận chuyển trên thế giới.
“Nhà chuột đột biến” lớn nhất nước Mỹ hiện nay là phòng thí nghiệm phi lợi nhuận Jackson tại cảng Bar (Maine). Tại đây hầu hết các nhà nghiên cứu gây đột biến gene chuột nhờ kinh phí nhà nước và phải gửi trả cho Nhà nước một vài công trình nghiên cứu của họ.
Phòng thí nghiệm có gần 3000 loại chuột đột biến khác nhau và năm ngoái chuyển cho các nhà nghiên cứu Mỹ 2 triệu con. Nhu cầu về chuột rất lớn do đó, 4 năm trước, Jackson đã mở thêm một cơ sở khác tại phía Tây Sacramento (California).
Kinh doanh chuột
Các nhà nghiên cứu được trả 11 đô la cho mỗi chú chuột dùng chữa bệnh tiểu đường, 200 đô la cho mỗi chú chuột có cái tên “chuột trần”. Chuột trần không có hệ miễn dịch, được nuôi trong các phòng tiệt trùng hoặc lồng công nghệ cao. Người điều khiển chúng buộc phải tắm trước khi đến và sau khi rời khỏi phòng.
Jackson đặc biệt chú trọng nghiên cứu ung thư, song phát ngôn viên Peterson cho biết công việc kinh doanh chuột mang lại 60 triệu đô la/năm.
Rất nhiều tổ chức bảo vệ quyền động vật cho rằng làm thí nghiệm trên chuột là tội ác. Song các nhà khoa học đã nêu ra lý do bắt buộc phải làm: Cục Quản lý Lương thực và Dược phẩm Mỹ (FDA) yêu cầu tất cả các loại thuốc đều phải được thử nghiệm trên động vật.
Peterson cho biết phòng thí nghiệm Jackson đã hoạt động từ năm 1929, luôn theo đúng luật pháp của bang về đối xử với động vật và chưa bao giờ là mục tiêu công kích của giới bảo vệ động vật.
Hầu như tất cả chuột công nghệ sinh học được lưu thông ngày nay đều có một gene hoặc bị thêm/ bớt, hoặc bị biến đổi. Song vấn đề là ở chỗ rất nhiều bệnh như tiểu đường, ung thư lại xảy ra do sự cố từ nhiều gene.
Mendell Rimer - Nhà thần kinh học của ĐH Texas, người chăm sóc khoảng 500 chú chuột trong phòng thí nghiệm Austin của mình - phát biểu: “Đó mới là cái mà chuột công nghệ hướng tới. Mô hình chuột biến đổi nhiều gene là một mô hình thiết thực hơn”.
Rimer cho biết mô hình này đang có vẻ khả thi ở loài sâu và tuyên bố về sự thành công tương tự như thí nghiệm trên chuột chỉ là vấn đề thời gian.
Rimer đã có 2,5 năm nghiên cứu chuột đột biến, khiến các cơ của chúng kết nối lỏng lẻo với tế bào thần kinh bằng cách ghép vào chuột một tế bào ung thư tạo ra protein “tháo rời” kết nối.
Hơn thế nữa, Rimer có thể điều khiển gene đột biến bằng một loại kháng sinh, nhờ thế ông quan sát được sự tiến triển hay suy thoái của đột biến do mình tạo ra. Đây là một công trình chưa ai sánh kịp.
Theo Tiền Phong
Liên hệ dịch vụ diệt chuột
CÔNG TY DIỆT TRỪ MỐI - CÔN TRÙNG T&C
ĐC: 155/9A12 Trường Chinh, phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TPHCM
VP tại Bình Dương: 100 Hoàng Hoa Thám, P. Hiệp Thành, Tp. TDM, Bình Dương
ĐT: (08) 668 57668 - Fax: (08) 3719.3397 - Hotline: 0986.018.930
Email: [email protected] - Website: www.vndietchuot.com