- Posted by: admin
- Wed, 28/05/2014, 6:49 (GMT+7)
- 0 Bình luận
Tìm hiểu cách bắt chuột của Vua diệt chuột Trần Quang Thiều
Năm 1999 ông Thiều học lớp quản lý dịch hai Liên Quốc Gia. Sau một thời gian dài tìm hiểu cách bắt chuột, quan sát đường đi lối lại của loài chuột trên đông ruộng, trên dây điện, trên cây cối, ống nước, tường nhà…, Vua diệt chuột Trần Quang Thiều phát hiện được quy luật: Chuột thường hoạt động từ khoảng 21 giờ, kéo về tổ lúc nửa đêm và đến gần sáng chúng hoạt động trở lại. Chúng thường di chuyển đi và về theo một đường quen thuộc.“ Cứ chịu khó nép người nhìn xuôi chiều ánh sáng là phát hiện ra ngay lối mòn do những vết bẩn chân chúng để lại”, nếu trường hợp chuột di chuyển trên tường chúng không bao giờ bò hết bức tường mà khi được khoảng ¾ quãng đường, chúng sẽ nhẩy xuống đất. Vì vậy, chỉ cần xác định đúng đường đi theo dấu chân và nơi chuột thường nhảy xuống mà đặt bẫy thì sẽ bắt được chuột.
Sơ lược về vua diệt chuột Trần Quang Thiều
Ông Thiều sinh năm 1954. Nhà nghèo, học chưa hết lớp 9, ông đã bỏ trường lớp, dành thời gian để phụ giúp bố mẹ công việc đồng áng. Cảnh nhà nông quấn lấy Trần Quang Thiều như số phận của nhiều chàng trai thôn Bình Vọng (xã Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội) khi ấy. Rồi ông lấy vợ, đẻ con.
Cuộc sống khấm khá dần với những lần xoay chuyển trong chăn nuôi, trồng trọt.“Cái duyên bắt chuột” của ông Thiều bắt nguồn từ “cay chuột”. Cách đây hơn 10 năm, ông được làm đội trưởng đội sản xuất của thôn Bình Vọng. Năm ấy, đội sản xuất được xã giao trồng giống lúa siêu nguyên chủng để làm giống. Nhưng, ngay từ khi gieo mạ, các “ông Tý” đã ở đâu kéo đến “bủa vây” làm hỏng 30% thửa ruộng. Sợ không hoàn thành nhiệm vụ với… nhà nước, ông thức ngày đêm tìm cách bắt lũ chuột đáng ghét.
Anh em trong đội sản xuất hiến nhiều kế, nhiều giải pháp bắt chuột. Nào thì đánh bả, đào hang, đặt bẫy dính… mà kết quả được là bao. Điên tiết, đêm đến, ông bỏ vợ ở nhà một mình, ra đồng “rình” chuột. Sau nhiều đêm “ăn sương nằm gió” để tìm hiểu, Trần Quang Thiều đã nắm bắt được tập quán của lũ “giặc”. Theo ông, chuột thường đi kiếm ăn mạnh nhất vào lúc chập tối đến 21 giờ và từ 3 giờ tới sáng. Đặc biệt, chúng đi kiếm ăn và trở về duy nhất bằng một con đường…vì thế ông đặt trên “đường đi” của lũ chuột. Nhờ đó, ruộng mạ giống của đội sản xuất đã bớt bị cắn phá hơn.
Năm ấy, ông cũng được xã cho đi học một lớp về quản lý chuột. Từ kiến thức học được, ông hiểu ra việc việc cắn hoa màu của chuột chỉ là để mài răng, bảo đảm răng không bị dài quá chứ không phải mục đích kiếm ăn.
Từ đó, ông Thiều “nghĩ mưu” để “chế” lại chiếc bẫy bắt chuột sao cho hiệu quả cao hơn. Ngoài việc làm lại lò xo, ông làm bẫy thành hình bầu dục để đỡ lọt chuột nhỏ. Lũ chuột lại không “thiết” mồi nên ông thay vào đó một miếng xốp, to hơn bao diêm (ông gọi là miếng đối trọng). Khi đặt bẫy, ông đào một hố nhỏ làm sao tạo độ bập bênh với miếng đối trọng. Chuột to, nhỏ chỉ cần va vào miếng đối trọng, tạo ra độ lún là “dính” ngay lập tức…
“Mê” diệt chuột, ông còn dày công “nghiên cứu” ra cách diệt chuột bơi dưới nước, leo cây, leo dây… ông còn khoe rằng, mới phát hiện ra một loại chuột đuôi dài gấp 2 lần thân. Loài này chuyên dùng đuôi cuốn vào cành cây để di chuyển và ông cũng đã nghĩ ra phương pháp “tiễu trừ”.
Liên hệ dịch vụ diệt chuột
CÔNG TY DIỆT TRỪ MỐI - CÔN TRÙNG T&C
ĐC: 155/9A12 Trường Chinh, phường Tân Hưng Thuận, quận 12, TPHCM
VP tại Bình Dương: 100 Hoàng Hoa Thám, P. Hiệp Thành, Tp. TDM, Bình Dương
ĐT: (08) 668 57668 - Fax: (08) 3719.3397 - Hotline: 0986.018.930
Email: [email protected] - Website: www.vndietchuot.com