Sốt Soduku do chuột cắn và cách diệt chuột

Sốt Soduku Do Chuột Cắn Là Gì?

Soduku là 1 dạng từ ghép của tiếng Nhật bao gồm 2 từ là So có nghĩa là chuột, còn doku là nhiễm độc. Vào năm 1924, từ huyết thanh của những bệnh nhân, các nhà khoa học đã phân lập xoắn khuẩn, với tên gọi là Spirillum Minus.

>> Phát hiện một loài thuộc họ gặm nhấm Ctenomyidae

>> Phát hiện loài chuột mũi heo mới ở Indonesia

>> Khả năng cảm nhận loài chuột trong ngôi nhà cao

Loài vi khuẩn này là xoắn khuẩn Gram âm ngắn có 2 hay 3 vòng xoắn vào nhau và không sinh trưởng được trong môi trường nuôi nhân tạo. Dấu Hiệu Lâm Sàng Giai đoạn ủ của Sodoku kéo dài từ 5 ngày -> 4 tuần, khởi đầu là chứng sốt cao (lên đến 40 độ) gián đoạn từng cơn, lạnh run.

Những cơn sốt này sẽ tái đi tái lại nhiều lần, từng cơn từng cơn một, đây là 1 trong những biểu hiện rất thường thấy ở bệnh sốt bởi chuột cắn truyền xoắn khuẩn Spirillum.

Chuẩn Đoán Spirillum Minus

1 – 3 tháng là khoảng thời gian tái phát của cơn sốt. Cùng lúc đó thì bề mặt da sẽ có các triệu chứng như nổi ban ngứa, thường xuất hiện nhiều ở vùng da đầu, mặt, thân trên cơ thể người. Ở vùng da bị chuột cắn, những thương tổn bề mặt da sau 1 thời gian sẽ tự lành lại, có 1 số trường hợp vùng da bị chuột cắn sẽ trở nên sưng tấy, rồi tím đỏ và có dấu hiệu hoại tử. Suốt thời gian bị mắc bệnh, bệnh nhân sẽ có nhiều biểu hiện đau cơ, nhức khớp, và có nguy cơ tiến triển thành viêm khớp.

Dịch vụ diệt chuột

Ở một số trường hợp thì bệnh nhân có thêm các triệu chứng tổn hại thần kinh như nhức đầu, xuất hiện ảo giác, mê sảng, hôn mê triền miên. Bên cạnh đó còn có thêm loạt biến chứng nguy hại như viêm tim vùng nội mạc, viêm màng não, nhồi máu, viêm mào tinh hoàn, viêm gan, viêm màng phổi, thiếu máu. Nếu bệnh nhân không được điều trị đúng cách, tình trạng sốt từng cơn sẽ kéo dài khoảng 2 tháng, tỷ lệ tử vong sẽ tăng lên từ 6 – 10%.

Chuẩn Đoán Spirillum Minus có thể được phát hiện qua nền kính hiển vi. Kích thước của Spirillum Minus ngắn, dạng xoắn, có lông hình roi ở cả 2 đầu. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm cách nuôi cấy vi khuẩn Spirillum Minus ở môi trường nhân tạo.