Russia phóng vệ tinh mang theo chuột, ốc sên và cá năm 2015

Bion-M mang theo chuột

Vệ tinh khoa học Bion-M của Nga mang theo hàng chục động vật nhỏ phục vụ nghiên cứu khoa học đã được phóng lên vũ trụ ngày 19/4 bằng tên lửa đẩy Soyuz 2.1a từ sân bay vũ trụ Baikonur của Kazakhstan và đã đi vào quỹ đạo dự kiến.

>> Món ăn lạ lẫm hiếm gặp Chuột “bao tử” tại TT-Huế

>> Tìm hiểu chuột trong cuộc sống hàng ngày năm 2015

>> Chuột khổng lồ dài hơn nửa mét bắt đầu tấn công nước Anh năm 2014

Vệ tinh mang theo nhiều con chuột, ốc sên, cá và một số vi sinh vật, trong đó đối tượng nghiên cứu chính là chuột. Đây là lần đầu tiên chuột bay vào vũ trụ trên vệ tinh sinh học.

Thay đổi gene ở chuột

Các nhà khoa học sẽ nghiên cứu những thay đổi ở mức gene ở chuột trong thời gian bay dài.

Đối với chuột, 30 ngày là một khoảng thời gian dài trong chu trình sống. Vì vậy có thể quan sát được những thay đổi ở mức tế bào, phân tử và đưa ra những dự báo đối với chuyến bay dài của con người.

Viện Hàn lâm khoa học Nga cho biết

Đại diện Viện các vấn đề sinh y học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga cho biết các nhà khoa học sẽ quan sát hoạt động của chuột trong suốt chuyến bay bằng camera theo chế độ thời gian thực.

Bion-M sẽ ở trên quỹ đạo khoảng 1 tháng, sau đó quay trở về Trái Đất đem theo những kết quả khoa học.

Ngoài vệ tinh Bion-M, tên lửa đẩy Soyuz còn đưa lên quỹ đạo 6 thiết bị vũ trụ nhỏ của Nga, 3 thiết bị của Đức, 2 thiết bị của Mỹ và Hàn Quốc.