- Posted by: admin
- Thu, 3/12/2015, 5:01 (GMT+7)
- 0 Bình luận
Bán chuột đồng tại chợ Cổ Dũng, xã Cổ Dũng
Góc chợ bán chuột đồng chỉ xôm tụ từ 15h, kéo dài 3-4 tiếng và chỉ họp vào 3 tháng cuối năm - khi chuột đồng đã béo, thường rúc vào hang tránh rét.
>> Sốt Soduku do chuột cắn và cách diệt chuột
>> Giới thiệu thông sô bẫy chuột bằng ván ép
Bắt đầu từ 15h chiều mỗi ngày, góc đầu chợ Cổ Dũng, xã Cổ Dũng (Kim Thành, Hải Dương) tấp nập người mua, kẻ bán. Khoảng 30 con người chỉ bán mặt hàng duy nhất là những con chuột đồng thui vàng rộm, tuyệt đối không bán chuột sống.
Chợ chuột đồng Cổ Dũng.
Với người dân nơi đây, món thịt chuột gần như đã trở thành đặc sản, được đưa vào thực đơn đãi khách gần xa. Người dân Cổ Dũng thường lưu truyền câu chuột đồng 5 nếp để chỉ: chuột ăn lúa nếp; chuột thui rơm nếp; chuột hầm với gạo nếp; uống rượu nếp với thịt chuột và ăn thịt chuột với xôi nếp.
Mua mấy cặp chuột về chế biến, một phụ nữ xã Cổ Dũng chia sẻ, nhiều người cứ nghĩ đến chuột là kinh, nhưng thực ra thịt nó rất ngon. Chuột mua về bỏ tứ chi, đầu, đuôi và nội tạng, đặc biệt loại 2 hòn hạch nhỏ ở 2 bên bẹn, sau đó rửa sạch, chế biến thành các món: luộc, quay, hầm với gạo nếp giả thịt cầy.
"Ông xã nhà này lúc đầu nấu cho ăn nhưng không dám nói là thịt chuột. Ăn xong, ông tấm tắc khen ngon. Khi biết là thịt chuột, ông ấy ngạc nhiên lắm và bây giờ thành nghiện món này rồi”, người phụ nữ chia sẻ. Nhiều người Cổ Dũng xa quê, nhớ món thịt chuột lại nhờ người thân mua và đóng hộp gửi.
Chợ chuột Cổ Dũng
Chợ chuột Cổ Dũng chỉ họp tập trung vào 3 tháng cuối năm, tức thời điểm trong và sau khi vụ lúa mùa thu hoạch. Lúc này chuột đồng ăn nhiều lúa nên béo, thích vào hang tránh rét. Giá bán không hề rẻ, dao động 70-120 nghìn đồng/kg, có lúc tới 140.000/kg.
Vì chuột đồng đắt khách nên rất nhiều nông dân trong xã đổ ra đồng đào bắt. Theo ông Thi, "khắc tinh" của chuột đồng nhiều năm nay, bắt loài gặm nhấm rất công phu và vất vả. Mỗi ngày ông bắt được khoảng 8-10 kg, có hôm trúng đậm được 17 kg. Nhiều hôm khan hàng, ông Thi chỉ cần mang chuột về nhà là có người đến tận nơi thu mua, không phải cất công mang ra chợ.
Giờ chuột đồng tại cánh đồng xã khan hiếm, ông Thi phải nhờ người thân chở sang cánh động huyện Kinh Môn (Hải Dương) để săn chuột.
Giờ chuột đồng tại cánh đồng xã khan hiếm
Hơn một tháng nay, tranh thủ lúc nông nhàn, ông Thi mang đồ nghề gồm cuốc, thuổng, đụt tre, xô chậu… rời nhà từ 6h sáng và đến 13h chiều trở về, thui chuột cho vàng rộm rồi mang ra chợ. Giờ cánh đồng của xã gần như không còn chuột để bắt, người đàn ông này phải đi xa cả chục km, sang đồng đất của người dân huyện Kim Thành (Hải Dương) lùng sục.
Đôi tay chi chít các vết thương, một phụ nữ trẻ đang bán chuột tại chợ Cổ Dũng cho hay, gần đây chị theo chồng đi bắt chuột đồng. Do chưa quen bắt và bẻ răng nanh chuột nên mỗi lần như thế bị nó cắn tóe máu. “Ngày cao điểm, vợ chồng bắt được 40 kg chuột. Vui thì rất vui nhưng xem ra khá mệt”, chị nói.
Công ty diệt chuột giá rẻ
Rất tự hào về góc chợ độc nhất vô nhị ở miền Bắc, ông Nguyễn Danh Mậu, Phó chủ tịch xã Cổ Dũng, cho biết việc bán chuột đồng ở chợ Cổ Dũng có từ xa xưa. Không chỉ người dân trong xã bán mà có cả người từ các xã lân cận. Có ngày cả nghìn con chuột được đưa ra, nhưng chỉ đến hết phiên là cũng hết chuột.
Theo ông Mậu, cung không đủ cầu, chuột đồng khan hiếm sau một thời gian đào, bắt. Tuy nhiên, những người bán không dám trà trộn chuột nhà, chuột sống ở các khu công nghiệp, cống rãnh, vì người sành ăn chỉ cần nhìn là nhận biết được. Chuột đồng béo, thịt không bị hôi, nguy cơ bệnh tật từ loài này vì thế cũng giảm.
“Phải thừa nhận mấy năm trở lại đây, chuột đồng lên bàn nhậu, nhiều diện tích cấy lúa trên địa bàn đỡ bị ông đuôi dài phá hoại, ngoại trừ số diện tích sát chân tre, rìa làng. Còn người dân cũng tranh thủ kiếm thêm thu nhập, có thêm nghề phụ”, Phó chủ tịch Mậu phấn khởi nói.